Feb 28, 2020
Coronavirus là một loại virus có vỏ bọc với hệ gen là ARN sợi đơn dương thuộc họ Coronaviridae, bộ Nidovirales. Đây là họ virus lớn gây các bệnh về đường hô hấp ở người. Chủng virus corona lây nhiễm ở người mới phát hiện đã gây ra hàng loạt ca viêm phổi vào tháng 12 năm 2019 tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.
Chủng coronavirus xuất hiện gần đây cho thấy có sự tương đồng với SARS-CoV gây hội chứng hô hấp cấp tính nặng và MERS-CoV gây hội chứng hô hấp Trung Đông là nguyên nhân của hàng ngàn ca nhiễm trên toàn thế giới trong hai thập kỷ qua. Chủng coronavirus mới đã được xác định bằng phân tích và giải trình tự sâu mẫu thu được từ đường hô hấp dưới và sau đó được WHO đặt tên là chủng coronavirus mới năm 2019 (COVID-19).
Nguyên nhân bùng phát dịch bệnh COVID-19 có khả năng liên quan đến chợ buôn bán hải sản và động vật sống, được cho là lây nhiễm từ động vật sang người. Tuy nhiên, nhiều ca nhiễm xác định không tiếp xúc với chợ động vật, virus lây truyền từ người sang người. Chính phủ Trung Quốc đưa ra nhận định rằng sự lây nhiễm từ người sang người trong cộng đồng đang diễn ra tại nước này. Thời gian ủ bệnh của loại virus mới này là từ 2 đến 14 ngày và vẫn có khả năng lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh. Các dấu hiệu nhiễm bệnh phổ biến là: sốt, ho, khó thở, khó chịu và suy hô hấp.
Ảnh hưởng của COVID-19
Hình 1. Bản đồ hiển thị sự hiện diện của COVID-19 trên toàn thế giới. Thông tin dựa trên báo cáo một tháng (31 Th12 2019-12 Feb 2020). Nguồn hình ảnh: Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh
Các trường hợp đã được báo cáo tại Trung Quốc * (45 171), Singapore (47), Nhật bản (28), Hàn Quốc (28), Malaysia (18), Úc (15), Việt Nam (15), Philippines (3), Campuchia (1), Thái Lan (33), Ấn Độ (3), Nepal (1), Sri Lanka (1), Hoa Kỳ (13), Canada (7), Đức (11), Pháp , Vương Quốc Anh (8), ý (3), Nga (2), Bỉ (1), Phần Lan (1), Thụy Điển (1), UAE (8), và vận chuyển quốc tế (Nhật bản) (175).
Các trường hợp xác nhận ở Trung Quốc bao gồm Hồng Kông (49), Macau (10) và Đài Loan (18).
Với số ca nhiễm ngày càng tăng trên toàn thế giới, một số quốc gia đang thực hiện kiểm tra nhiệt độ để sàng lọc nghiêm ngặt các hành khách nhập cảnh nhằm ngăn chặn và kiểm soát sự lây lan của COVID-19. Các báo cáo từ Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Thái Lan chỉ ra rằng COVID-19 có thể nhẹ hơn về mặt lâm sàng so với SARS hoặc MERS nói chung về khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, tiềm năng gây bệnh và tốc độ lây truyền của coronavirus mới 2019 vẫn còn nhiều nghi vấn, điều này làm tăng nguy cơ các ca nhiễm chưa được phát hiện.
Các nghiên cứu và hệ thống phòng thí nghiệm cho COVID-19/ SARS-CoV-2
Vì vẫn chưa có thuốc kháng vi-rút điều trị cho các ca nhiễm COVID-19, các nghiên cứu sâu hơn cần được tiến hành nhằm xác định khả năng gây bệnh và khả năng truyền bệnh của vi-rút này thông qua sự phát hiện phân tử và giám sát huyết thanh. Hơn nữa, do sự lây lan khó kiểm soát của COVID-19, phải có các cơ sở chăm sóc sức khỏe phải phù hợp nhằm cách ly hiệu quả các ca nhiễm virus.
Các cơ sở đang tiến hành quá trình nghiên cứu COVID-19 nên thực hiện nghiêm túc các bước thực hành an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm. Theo hướng dẫn an toàn sinh học của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), nhân viên phòng thí nghiệm nên mặc đồ bảo hộ cá nhân (PPE) đầy đủ bao gồm găng tay dùng một lần, áo phòng thí nghiệm và bảo vệ mắt khi làm việc với tác nhân truyền nhiễm. Nói chung, các cơ sở chẩn đoán và chăm sóc sức khỏe (ví dụ: bệnh viện, phòng khám và trung tâm y tế công cộng), các phòng thí nghiệm phải đạt tối thiểu phòng an toàn sinh học cấp 2 hoặc mức cao hơn. Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC), phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 và 3 đều là phòng thí nghiệm cần thiết khi thao tác với mẫu virus SARS-CoV-2.
Hình 2. Cơ sở an toàn sinh học cấp 2 (BSL-2). Nguồn hình ảnh: WHO hướng dẫn phòng thí nghiệm an toàn sinh học, Ấn bản thứ 3
Các nguyên tắc hướng dẫn cho các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 được đề cập chi tiết và toàn diện vì chúng là nền tảng cho các phòng thí nghiệm thuộc mọi cấp độ an toàn sinh học. Phòng an toàn sinh học cấp độ này chỉ được sử dụng khi kiểm tra bệnh lý, các thí nghiệm sinh học phân tử của các mẫu tách chiết axit nucleic, nghiên cứu kính hiển vi điện tử, xét nghiệm mẫu thường quy , xét nghiệm nhuộm và soi dưới kính hiển vi, đóng gói mẫu bệnh phẩm để vận chuyển đến phòng thí nghiệm chẩn đoán cho các thử nghiệm bổ sung, và thử nghiệm sử dụng mẫu bất hoạt. Khi thao tác với các mẫu thuộc nhóm nguy cơ lây nhiễm cấp 1 và 2, cần thực hiện trong tủ An toàn sinh học cấp 2.
Mặt khác, các nguyên tắc trong phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3 bao gồm những thay đổi và bổ sung được áp dụng khi thao tác với các nhóm tác nhân sinh học cấp 3. Phân lập virus và xác định đặc tính cơ bản của virus từ các mẫu nuôi cấy COVID-19 phải được thực hiện trong phòng thí nghiệm An toàn sinh học cấp 3. Theo quy định của quốc gia, Tủ An toàn sinh học cấp 3 được yêu cầu khi thao tác với mẫu virus COVID-19.
Hình 3. Cơ sở an toàn sinh học cấp 3 (BSL-3). Nguồn hình ảnh: WHO hướng dẫn phòng thí nghiệm an toàn sinh học, Ấn bản thứ 3
Bên cạnh Tủ An toàn sinh học, các hệ thống phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 2 và 3 cũng cần trang bị các thiết bị khác nhằm đảm bảo an toàn cho nhân viên, bảo vệ mẫu đồng thời cho mục đích nghiên cứu điều trị COVID-19
Esco có thể cung cấp những gì?
Sự bảo vệ
An toàn sinh học được sử dụng với mục đích bắt giữ các tác nhân truyền nhiễm trong quá trình thao tác với mẫu vi sinh. Tủ An toàn sinh học được sản xuất bởi Esco giúp bảo vệ người thao tác và môi trường khỏi các tác nhân vi sinh gây bệnh cũng như cung cấp môi trường sạch cho việc thao tác mẫu. Đội ngũ nhân viên Esco, đặc biệt Esco Trung Quốc, luôn sẵn sàng hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ cho các đơn vị đang làm trực tiếp làm với COVID-19 trong công cuộc chống lại dịch bệnh này. Esco cung cấp kiểm tra miễn phí đối với các Tủ An toàn sinh học của các hãng khác để đảm bảo hiệu quả vận hành của tủ và an toàn cho người tao tác.
Sự hỗ trợ
Để hỗ trợ nghiên cứu và giúp đáp ứng các yêu cầu khẩn cấp, Esco đã tặng một Tủ an toàn sinh học LabcARM® cho hệ thống CDC của Hồ Bắc và thêm 2 tủ an toàn sinh học cho Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Y Quảng Châu.
Giải pháp mang tính toàn cầu
Nhiều trung tâm kiểm soát dịch bệnh và bệnh viện đã lựa chọn sản phẩm Esco trongquá trình thực hiện nghiên cứu. Tủ an toàn sinh học Esco đã được đề cập trên nhiều phương tiện truyền thông và các trang tin tức nhằm giải quyết dịch bùng phát COVID-19. Điều này cho thấy đối mặt với bất kỳ dịch bệnh nào, thiết bị Esco đều an toàn và đáng tin cậy.
ĐẾN VỚI ESCO, ĐỐI TÁC CỦA SỰ AN TOÀN PHÒNG THÍ NGHIỆM
THAM KHẢO:
Centers for Disease Control and Prevention. (2020). Confirmed 2019-nCoV Cases Globally. Retrieved from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019ncov/locations-confirmed-cases.html
Centers for Disease Control and Prevention. (2020). Interim Laboratory Biosafety Guidelines for Handling and Processing Specimens Associated with 2019 Novel Coronavirus (2019-nCoV). Retrieved from https://www.cdc.gov/coronavirus/2019-ncov/lab/lab-biosafetyguidelines.html?CDC_AA_refVal=https%3A%2F%2Fwww.cdc.gov%2Fcoronavirus%2F2019-ncov%2Flab-biosafety-guidelines.html
Gralinski L, Menachery V. (2020). Return of the Coronavirus: 2019-nCoV. doi:10.3390/v12020135
Global Biodefense. (2020). WHO Names Disease Caused by New Coronavirus: COVID-19. Retrieved from https://globalbiodefense.com/2020/02/11/who-names-disease-caused-by-new-coronavirus-covid-19/
Hui S, Azhar E, Madani t T, et al. (2020). The continuing 2019-nCoV epidemic threat of novel coronaviruses to global health — The latest 2019 novel coronavirus outbreak in Wuhan, China. Retrieved from https://doi.org/10.1016/j.ijid.2020.01.009
Hunag C, Wang Y, Li X, et al. (2020). Clinical features of patients infected with 2019 novel coronavirus in Wuhan, China. Retrieved from https://doi.org/10.1016/S0140-6736(20)30183-5
National Institutes of Health. (2020). NIH officials discuss novel coronavirus that recently emerged in China. Retrieved from https://www.nih.gov/newsevents/news-releases/nih-officials-discuss-novel-coronavirus-recently-emerged-china
World Health Organization. (2020). Coronavirus disease 2019 (COVID-19) Situation Report – 23. Retrieved from https://www.who.int/docs/defaultsource/coronaviruse/situation-reports/20200212-sitrep-23-ncov.pdf?sfvrsn=41e9fb78_2
World Health Organization. (2020). Coronavirus. Retrieved from https://www.who.int/health-topics/coronavirus
World Health Organization. (2004). Laboratory Biosafety Manual. 3rd Edition. Geneva, World Health Organization. pp 13 & 15